image banner
Hội thảo góp ý Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội ĐBKK

Ngày 21/5/2019, tại tỉnh Lào Cai Ủy Ban Dân tộc; UBND tỉnh Lào cai; Đại sứ quán AI LEN, phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030. Đồng chủ trì hội thảo do bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT và ông Nguyễn Thanh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; tham dự gồm có Vụ Chính sách Dân tộc; Vụ Pháp chế; đại diện các sở ngành: Ban Dân tộc; Giao thông, Lao động-TBXH, Giáo dục, Văn hóa, thông tin –Truyền thông…của 13 tỉnh khu vực Tây Bắc và Bắc miền Trung.

Nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 3,04 triệu hộ, 13,38 triệu người, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vùng DTTS khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải Miền trung là những khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng của đất nước.



Tuy nhiên, hiện nay vùng DTTS vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của DTTS chỉ bằng khoảng 30% so với bình quân chung cả nước. Dân số DTTS chiếm 14,6% dân số cả nước nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,66% hộ nghèo của cả nước.Một số nhóm DTTS có tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức rất cao lên đến 70 - 80%.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do: Vùng DTTS chủ yếu là núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp; biến đổi khí hậu, sự cố môi trườngdiễn ra nghiêm trọng và khó lường…Chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS&MN và vùng có điều kiện ĐBKK, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của vùng DTTS.


Chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS&MN mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng còn nhiều đầu mối xây dựng quản lý, theo dõi chính sách; nguồn lực phân tán, dàn trải, chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, đòi hỏi phải đổi mới chính sách đầu tư phát triển KT-XH cho vùng DTTS, MN và vùng KT-XH ĐBKK.

Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận những giải pháp có nhiều đề xuất về các nội dung chủ sau:

Nghiên cứu phân định lại vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng chọn đối tượng, địa bàn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế tình trạng dàn trải như hiện nay;

Toàn bộ chính sách cho vùng DTTS&MN dự kiến tích hợp thành 11 nhóm chính sách quy định tại 11 Nghị định của Chính phủ nhằmkhắc phục tình trạng chính sách nhiều đầu mối quản lý, đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Về sinh kế, giảm nghèo;đầu tư hạ tầng; khởi nghiệp kinh doanh;bảo vệ rừng và môi trường sinh thái;giáo dục, đào tạo;đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Đổi mới nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.

Các giải pháp thành lập Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện đề án.

Đồng chí Lương Thanh Hải, Tỉnh Ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc, đã phát biểu góp ý chung cho tổng thể nội dung của đề án và cụ thể 6 nội dung đó là:

Cần quan tâm giải quyết công tác đào đạo và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho con em đồng bào dân tộc thiểu số để không phải đi làm ăn xa và đi lao động bằng con đường bất hợp pháp;

Nhà nước nên sớm giao đất rừng cho các hộ dân quản lý, chăm sóc, bảo vệ để tạo việc làm, thu nhập và hiệu quả hơn;

Bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện hoàn thành có hiệu quả cao các đề án, chính sách như: Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010; Đề án thực hiện theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội dân tộc rất ít người”...

Nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thu hút lực lượng lao động ở các xã, thôn, bản vùng núi, vùng cao tham gia làm việc tại các nhà máy..

Ưu tiên bố trí các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu..., các xã nằm trong danh sách hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Xử lý các tồn tại ở một số vùng dân tộc thiểu số về việc xây dựng các công trình thủy điện làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, đường, điện, việc làm, thu nhập…của đồng bào.

Đề án đã được các chuyên gia dày công sức, tập trung trí tuệ để xây dựng và nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện có trách nhiệm, mang tính thực tiễn, đổi mới trong giai đoạn tiếp theo. Sẽ sớm hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét phê duyệt để triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Nguyễn Đăng Tịnh

 
12345...>>
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1