image banner
  • Dân tộc Thái

    Tộc người Thái bao gồm các nhóm: Man Thanh, Hàng Tổng, Tày Mười thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Đây là bộ phận dân cư lớn nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt miền núi Nghệ An trong lịch sử cũng như hiện nay là gần 30 vạn cư dân Thái. Đây là nhóm Thái có số dân sống tập trung lớn vào loại thứ hai của cả nước (sau Sơn La trên 57 vạn).

  • Dân tộc Thổ

    Tộcngười Thổ ở Nghệ An hiện nay bao gồm các nhóm Cuối, Kẹo, Mọn, Họ, Đan Lai, LyHà và Tày Poọng. Quá trình tụ cư của người Thổ ở Nghệ An khá phức tạp và cònnhiều tranh cãi. Phần lớn các học giả cho rằng quá trình tụ cư của người Thổ ởNghệ An là quá trình cộng cư của 3 bộ phận: Bộ phận người Kinh ở miền xuôi chạylên; Bộ phận người Kinh cư trú tại chỗ từ thời xa xưa (khu vực Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp)và bộ phận người Mường, người Kinh từ Thanh Hóa chạy sang. Địa bàn sinh sống hiệnnay của người Thổ Nghệ An gồm hai khối cư trú tương đối tập trung nhưng lại ởcách xa nhau, gần như biệt lập với nhau. Khối cư dân ít hơn ở phía Nam bao gồmcác nhóm Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng. Khối cư dân đông hơn ở phía Đông Bắc baogồm các nhóm Kẹo, Mọn, Họ và Cuối.

  • Dân tộc Khơ mú

    Tộc người Khơ Mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme. Người Khơ - mú có nhiều tên gọi khác nhau. Ở Lào, người Khơ - mú được gọi chung một cái tên là Lào Thỏng, nghĩa là những người sống ở vùng giữa, lưng chừng sườn núi. Ở Nghệ An, người Khơ - mú tự nhận tên của mình là KhMụ - có nghĩa là Người. Họ còn được các tộc người khác đặt tên: Xá Cẩu, Xá Khao, Phu Thênh, Kha Mu, Căm Mụ, Tày Hạy, Mứn Xen... Năm 1979, sau nhiều cuộc điều tra xác định thành phần các dân tộc, các nhà khoa học đã công bố Danh mục Thành phần các dân tộc ở Việt Nam, tên gọi Khơ - mú là tên gọi thống nhất cho tộc người này trong cả nước.

  • Dân tộc Ơ đu

    Người Ơ Ðu sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và một phần ruộng nước. Mỗi năm họ chỉ làm một vụ: phát, đốt, gieo hạt từ các tháng 4 - 5 âm lịch, thu hoạch vào các tháng 9 - 10. Công cụ làm rẫy gồm rìu, dao, gậy chọc lỗ. Ngoài lúa là giống cây trồng chính, còn trồng sắn, bầu, bí, ngô, ý dĩ, đỗ, hái lượm và săn bắn vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống. Chăn nuôi trâu bò, lợn gà, dê khá phát triển. Trâu, bò dùng làm sức kéo, lợn gà sử dụng trong các dịp cưới, nghi lễ tín ngưỡng, cúng ma... Ðan lát đồ gia dụng bằng giang, mây, một phần tiêu dùng, phần để trao đổi. Ngược dòng thời gian khi mới ngụ cư họ còn biết dệt vải để mặc và trao đổi.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1