Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Nghĩa Đàn sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Sáng 14/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, đơn vị bầu cử số 2 gồm
Thiếu tướng Trần Đức Thuận – Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng, An ninh và
Đối ngoại của Quốc hội và ông Vi Văn Sơn – Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội,
Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo đã có buổi
tiếp xúc cử tri tại xã Nghĩa Đàn.
Cùng tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri có đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ,
Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng; lãnh đạo và đông đảo cử tri 7
xã (huyện Nghĩa Đàn cũ). Hội nghị tiếp xúc cử tri được tổ chức 2 hình thức: trực tiếp tại xã
Nghĩa Đàn và trực tuyến tại 6 xã: Nghĩa Thọ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, Nghĩa Hưng,
Nghĩa Khánh, Nghĩa Lộc (huyện Nghĩa Đàn cũ).
Tại hội nghị, ông Vi Văn Sơn - Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo đã thông tin đến cử tri kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV;
Ông Vi Văn Sơn – Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo đã thông tin đến cử tri kết
quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Tại hội nghị tiếp xúc, cử tri xã Nghĩa Đàn và các điểm cầu đã phản ánh, kiến nghị 34 vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và an sinh xã hội. Ý kiến các cử tri tập
trung phản ánh tình trạng giá điện tăng cao, đề nghị áp dụng cơ chế một giá điện
đồng nhất, đảm bảo công bằng, minh bạch; đề nghị cấp trên nghiên cứu đưa giá đất,
thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với điều kiện của người dân; cần
điều chỉnh lương cho cán bộ, công chức,viên chức tránh tình trạng chân trong chân ngoài. Cử
tri cũng băn khoăn việc xử lý tài sản công sau sáp nhập; việc thiếu hụt biên chế
tại xã Nghĩa Lộc gây khó khăn trong việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp,
việc thực hiện chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi sáp nhập các đơn vị
hành chính cấp xã có khu vực khác nhau .. Cử tri xã Nghĩa Đàn và các xã khác
cũng kiến nghị đầu tư nâng cấp tuyến đường Trung Bình Lâm đoạn qua xóm Trung Thịnh phục vụ nhu cầu đi lại
cho gần 700 hộ dân, tuyến đường liên xã tại Nghĩa Lộc xuống cấp đề nghị được sữa
chữa. Đường 36 qua xã Nghĩa Thọ thường xuyên xẩy ra tai nạn, đề nghị các ban
ngành liên quan có biện pháp để giảm thiểu tình trạng TNGT; tình trạng ô nhiễm từ trang trại bò sữa tại xã Nghĩa Lâm, giải quyết việc hỗ trợ việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi doanh nghiệp tại xã Nghĩa Mai.

Ông Lê Đình Châu - khối Tân
Mai, xã Nghĩa Đàn kiến nghị cần quản lý chất lượng dạy thêm học thêm, sách giáo
khoa…
Phát biểu tại hội nghị,
đại diện UBND xã Nghĩa Đàn, các sở, ngành đã trực tiếp giải trình một số nội
dung thuộc thẩm quyền, đồng thời chia sẻ khó khăn, mong muốn người dân tiếp tục
đồng hành cùng chính quyền trong quá trình triển khai các chủ trương lớn. Các ý
kiến còn lại được đại biểu Quốc hội ghi nhận, giải trình, tổng hợp và sẽ báo
cáo Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Đình An - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đàn giải trình các vấn đề thuộc thẩm quyền cấp xã
Thiếu tướng Trần Đức Thuận – Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội ghi nhận, giải trình 1 số ý kiến cử tri, các ý kiến còn lại được tổng hợp và sẽ báo cáo Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết trong thời gian tới.
Kết thúc hội nghị, đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Trần Đức
Thuận - Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội
đã cảm ơn sự trăn trở, trách nhiệm của cử tri với những phản ánh, đề xuất nhiều
vấn đề xác đáng và khẳng định, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có trách nhiệm tổng
hợp, phân loại theo nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương và tỉnh Nghệ An
để các cấp nghiên cứu giải quyết. và rực tiếp giải trình một số vấn đề liên
quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm; tăng cường giáo dục truyền thống cho học
sinh, sinh viên; cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; việc
áp dụng thuế và giá đất chưa phù hợp; chế độ phạt tù vừa đảm bảo nhân đạo, vừa
có tính răn đe; chính sách đặc thù cho các địa phương có đồng bào dân tộc và
tôn giáo sau sắp xếp…đồng thời cũng gửi gắm mong muốn bộ máy hành chính mới ở
các xã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ khi nhiều thẩm quyền mới được phân cấp, đồng
thời xây dựng chính quyền gần dân, phục vụ người dân tốt hơn. Trong quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kịp thời phát hiện các bất cập để kiến nghị các cấp
có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết, đưa bộ máy chính quyền cơ sở 2 cấp hoạt động
hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của từng địa phương và cả nước./.
Đặng Văn Thân - Chuyên viên phòng Chính sách