Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn lần thứ IV, năm 2024
Ngày 26/6/2024,
UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Đại
hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024. Đây là đơn vị thứ tám
tổ chức Đại hội cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Chỉ đạo Đại hội có đồng chí
Lương Văn Khánh, Phó Trưởng Ban Dân tộc, Phó Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại
biểu các dân tộc thiểu số tỉnh; cùng tham gia có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc
HĐND tỉnh, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Kỳ Sơn và 119 đại biểu chính thức. Về
phía nước bạn Lào có đại diện lãnh đạo huyện Noọng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, đơn
vị kết nghĩa với huyện Kỳ Sơn cùng dự và chia vui.
Đại biểu tham dự Đại hội (nguồn Đào Thọ)
Kỳ Sơn là huyện
miền núi cao biên giới, đặc biệt khó khăn thuộc 74 huyện nghèo nhất của cả
nước, được hưởng chế độ, chính sách 30a của Chính phủ. Có diện tích 2.094,84
km2 (rộng thứ 2 tỉnh Nghệ An), địa hình đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn (trên 98%
đồi núi dốc, chỉ trên 1% đất bằng); tiếp giáp 4 huyện thuộc 3 tỉnh của nước CHDCND
Lào, với đường biên giới trên 203,409 km và là một trong các huyện có đường
biên giới dài nhất cả nước.
Huyện Kỳ Sơn cách thành phố Vinh
250 km; có vị trí chiến lược rất quan
trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của tỉnh Nghệ
An và Quân khu 4;
có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, 01 Cửa khẩu phụ và nhiều đường tiểu ngạch. Tất cả
21 đơn vị hành chính của huyện đều thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi (20 xã và 01 thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới) với 19 xã thuộc khu vực
III, 02 xã, thị trấn thuộc khu vực I; có191 khối, bản với 171 bản đặc biệt khó
khăn.
Dân số toàn huyện 83.480 người,
gồm 5 dân tộc chủ yếu sinh sống, người dân tộc thiểu số chiếm 94,89% tổng dân
số của huyện, với đa dạng các sắc tộc khác nhau bao gồm dân tộc Mông (34,28%);
Khơ Mú (37,13%); Thái (chiếm 25,27% gồm Thái Khăng, Thái Hàng Tổng, Thái Thanh;
25); Kinh và Hoa (3,32%)... Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Khí hậu quanh
năm khắc nghiệt, có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm; là địa bàn thường xuyên xẩy
ra tình trạng lũ ống, lũ quét, lốc xoáy, mưa đá, sạt lở đất.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên đối với vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi trên tất cả các các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã
hội, quốc phòng - an ninh như: Chương
trình 135, Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và mô hình giảm
nghèo, Chính sách đối với người có uy tín, Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi,
Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, y tế, dân số
kế hoạch hóa gia đình, Các chương trình mục tiêu quốc
gia... Tổng kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc từ năm 2019-2024 là
1.942,82 tỷ đồng (Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 872,87
tỷ đồng; Hỗ trợ phát triển sản xuất và các chính sách khác là 546,75 tỷ đồng;
Hỗ trợ vốn vay tín dụng là 523,2 tỷ đồng). Các chính sách đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy nội lực, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn
huyện; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3-5%.
Kinh
tế - xã hội tăng trưởng khá và đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Thu ngân sách 24,57 tỷ đồng, tăng 13.23% so với cùng kỳ năm 2019; Thu
nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 24,7 triệu
đồng/người/năm (tăng 3,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2018); Giá
trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản ước đạt 465,9
tỷ đồng, tăng 12,75% so với cùng kỳ năm 2019; Công
nghiệp - Xây dựng 417,5 tỷ đồng, tăng 23,62
% so với cùng kỳ năm 2019; Dịch vụ
798,62 tỷ đồng, tăng 18,73 % so với cùng kỳ năm 2019, Xây dựng 14 sản phẩm đạt
chứng nhận OCOP 3 sao (gừng củ, nước uống sao la, bò giàng,...).
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đại hội cũng đã thẳng
thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy các
cấp trong việc triển khai thực hiện một số chính sách dân tộc chưa thực sự
quyết liệt; Kinh tế phát triển chưa bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội còn yếu kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp, nông thôn còn nhỏ
lẻ, manh mún, việc xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn; Công tác dạy
nghề, giải quyết việc làm chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn
thấp; Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ ngành giáo dục, y tế có mặt chưa đáp
ứng yêu cầu; Một số giá trị văn hóa chưa được bảo tồn, phát huy; một số hủ tục
lạc hậu chưa được xóa bỏ; Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo vẫn ở mức cao; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước
chậm được khắc phục; Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiểm ẩn
phức tạp: tội phạm và tệ nạn ma túy, mua bán người, nạn tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống diễn biến đáng lo ngại, tình hình lao động đi làm ăn xa khó kiểm
soát, tình trạng tranh chấp đất đai, xâm canh xâm cư vẫn xảy ra...
Đại hội đã tiếp thu nhiều ý kiến tham luận tâm huyết
của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn về trao đổi nhiều bài học kinh
nghiệm trong phát triển kinh tế gắn với công tác an ninh, quốc phòng, phát huy
vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, nâng cao khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Một số ý kiến cũng đề xuất, kiến nghị đến các cấp, ngành về chính sách
khuyến khích, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tiếp tục vươn lên
trong mọi lĩnh vực.
Đ/c Lương Văn Khánh
phát biểu chỉ đạo Đại hội (nguồn Đào Thọ)
Phát biểu chỉ đạo
Đại hội, đồng chí Lương Văn Khánh chúc mừng và biểu dương những thành tích mà cấp uỷ,
chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn đã đạt được trong thời
gian qua.
Đồng chí Phó
trưởng Ban Dân tộc đồng tình với những hạn chế, tồn tại đã chỉ ra trong Báo cáo
chính trị; Các cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Sơn cần tiếp tục nhìn nhận, đánh
giá, đề ra các giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa đối với
công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tình hình mới, tạo sự chuyển biến rõ
nét trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đề nghị huyện Kỳ
Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả 05 nhiệm vụ chủ yếu: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị về công tác dân tộc trong tình hình mới; Chủ động
trong công tác triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Tập trung phát
triển kinh tế nông lâm nghiệp, coi đây là nền tảng, là điều kiện quan trọng để
phát triển bền vững; Chăm lo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, các
lễ hội truyền thống, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo; Chủ động xây dựng và triển khai các phương án bảo
đảm quốc phòng - an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới...
Đại biểu tham quan các
gian hàng sản phẩm của huyện Kỳ Sơn (nguồn Đào Thọ)
Về công tác thi
đua khen thưởng: có 10 cá nhân được tặng Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc; 11
tập thể và 11 cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Trao tặng giấy khen
của Trưởng Ban Dân tộc
Trao tặng giấy khen
của Chủ tịch UBND huyện (nguồn Đào Thọ)
Đại hội đã bầu 30
đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An
lần thứ IV và thông qua Quyết tâm thư Đại hội./.
Tin bài: Đinh Xuân Trung Kiên