image banner
Dân tộc Mông

Tộc người Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.Người Mông còn có các tên gọi khác là H"Mông, Mèo/Mẹo, Mèo Hoa (Mông Lềnh), Mán Trắng (Mông Đơ), Ná Miêu, Mạo. Ở Việt Nam, người Mông sinh sống tại miền núi các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An.

Người Mông vào đến Nghệ An chậm hơn, cách đây khoảng 130 - 140 năm. Trên đường chuyển cư vào Nghệ An, có bộ phận qua Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa vào Nghệ An; có bộ phận qua Lào cư trú một thời gian mới qua Nghệ An.

Vào Nghệ An, người Mông cư trú tại 3 huyện rẻo cao dọc biên giới Việt - Lào là: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Kỳ Sơn có 5 xã thuần Mông là Mường Lống, Huổi Tụ, Nậm Cắn, Tây Sơn, Đoọc Mạy và 3 xã gần thuần Mông là Bắc Lý, Na Ngoi, Mường Típ. Tương Dương có 6 xã có người Mông là Nhôn Mai, Tam Hợp, Mai Sơn, Lưu Kiền, Xá Lượng và Hữu Khuông. Quế Phong chỉ có ở xã Tri Lễ và Nậm Giải.

Người Mông chủ yếu sống du canh, du cư gắn với sản xuất nương rẫy, trình độ canh tác trên đất dốc cao hơn nhiều dân tộc khác, thể hiện rõ nhất trên nương định canh. Trên loại nương này, họ trồng hoa màu, cây thuốc chữa bệnh, cây lấy sợi dệt vải. Còn nương du canh thường trồng lúa, ngô và cây thuốc phiện. Trước đây, nương du canh thường được trồng trọt 5 - 6 vụ trước khi để bỏ hoang, nay chỉ 2 - 3 vụ. Người Mông ở Nghệ An khác với Mông ở Tây Bắc Việt Nam trong canh tác là không dùng cày, công cụ lao động chủ yếu là cuốc bướm tự chế tạo với nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp cho sử dụng vùng đất dốc. Nghề chăn nuôi khá phát triển, nhất là nuôi lợn và ngựa. Việc thu lượm lâm sản phụ được coi là một nguồn thu nhập đáng kể với những sản phẩm quý như đẳng sâm, cánh kiến đỏ, hà thủ ô, măng, nấm.... Săn bắn trở thành nghề phụ phổ biến đối với hầu hết nam giới ở tuổi trưởng thành.

Nghề thủ công của người Mông khá phát triển và đa dạng: Nghề rèn, khoan súng kíp, làm giấy bản, làm đồ trang sức bằng bạc,... trong đó nghề rèn là nổi tiếng nhất. Hai sản phẩm từ nghề rèn của đồng bào Mông rất được ưa chuộng là dao và lưỡi cày.

Nét văn hóa tiêu biểu của người Mông diễn ra trong các ngày tết như Tết Năm mới, Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch), lễ mừng cơm mới,... Trong các ngày lễ, đồng bào dân tộc Mông tổ chức các hoạt động văn hóa với các trò chơi dân gian như: Ném còn, bắn tên, đẩy gậy, kéo co, chơi khèn (vừa thổi vừa múa). Các loại kèn lá, kèn môi thường xuyên được sử dụng trong các đợt sinh hoạt tập thể. Văn hóa người Mông còn được thể hiện qua trang phục của người phụ nữ rất cầu kỳ với nhiều màu sắc và nhiều loại trang sức đẹp.

Đơn vị cư trú cơ bản của người Mông trước đây là “giào”, tương tự như bản của người Thái hay thôn, xóm của người Kinh, nhưng hộ gia đình ít hơn. Mỗi giào thường có từ 15 - 20 hộ thuộc một vào dòng họ. Giào có luật tục riêng và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Đứng đầu giào là ông “Lùng thầu” do dân cử và có uy tín với dân chúng. Cũng có khi vai ba giào liên kết với nhau thành “liên giào” do “Nại bản” đứng đầu. Khoảng 10 - 15 giào hợp thành một “phống” do “Tà Xẻng” đứng đầu, sau này Tà xẻng còn gọi là Lý trưởng. Người chức sắc trong dân tộc Mông thuộc dòng họ rất lớn, rất có uy quyền và nhiều người kiêm luôn cả nghề thầy cúng. Tuy vậy, họ vẫn là người lao động trực tiếp và có quan hệ thân thiện với dân chúng.

Quan hệ dòng họ trong người Mông rất được coi trọng. Dù họ ở rất xa nhau và chưa quen biết nhau, nhưng những người cùng dòng họ đều có chung quy ước trong tập tục giao tiếp, thờ cúng, ma chay,... Mỗi họ mang tên một con vật với những kiêng kỵ mang ý nghĩa tô tem giống như người Thái, người Khơ Mú: họ Vừ, họ Và kiêng không ăn tim lợn; họ Lỳ kiêng ăn lá lách con vật 4 chân,... Gia đình người Mông là gia đình phụ quyền bền vững. Vợ chồng hiếm khi xảy ra ngoại tình hoặc ly hôn. Tập quán xử lý rất nghiêm đối với những gia đình bất hòa. Nếu chồng chết, chị dâu phải lấy em trai chồng. Người con trai trong gia đình được dạy làm quen với lao động và lễ nghi từ nhỏ như 10 tuổi đã thạo việc bắn nỏ và làm nương, 15 tuổi đã biết các bài cúng tổ tiên và khá thành thạo các nghề thủ công truyền thống. Từ đó, các chàng trai được đổi tên theo nghi lễ “thành đinh” và đã có thể “cướp vợ” theo tập quán của dân tộc mình. Tàn dư mẫu hệ cũng còn rất rõ nét trong tộc người Mông. Ông cậu có vai trò quan trọng trong việc gả chồng cho cháu gái như người cha thứ hai trong gia đình. Theo quan niệm của người Mông, có rất nhiệu loại ma như ma trâu, ma lợn, ma nhà, ma cửa,... và đồng bào cho rằng mọi vật đều có linh hồn.


Một số hình ảnh dân tộc Mông:













Ban Biên tập

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1