Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tổ chức đi học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Thanh Hóa
Trong hai ngày 8 và 9/3, tập thể cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An do đồng chí Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng
Ban Dân tộc dẫn đoàn tổ chức đi học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Thanh Hóa.
Tại
đây, đoàn cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã nhận được sự quan tâm, phối
hợp, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong
việc trực tiếp đấu mối, chỉ dẫn địa điểm tham quan các mô hình phát triển kinh
tế
hiệu quả; mô hình
bảo tồn văn hóa truyền thống kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của đồng
bào các dân tộc thiểu số tại địa phương; chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo
trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự
án thuộc Chương trình; chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác dân tộc, chính
sách dân tộc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Qua đợt học tập kinh nghiệm này đã giúp cho
cán bộ, công chức cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An được học hỏi, tiếp thu những
kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao năng lực công tác trong việc tham mưu cho cấp
ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu
Quốc gia trên địa bàn.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa tập thể cơ
quan Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và cơ quan
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
Đoàn thăm nhà truyền thống tại cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
Đoàn tới thăm mô hình nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh
thái trên lòng hồ thủy lợi Cửa Đạt, huyện Thường
Xuân. Hiện tại có 6 hộ vừa nuôi cá lồng (tổng 166 lồng, trong đó 100
lồng được chứng nhận VietGAP, sản lượng đạt gần 300 tấn/năm; doanh thu khoảng 75 - 80 triệu đồng/lồng); vừa
tham gia đầu tư thuyền đưa đón, phục vụ khách tham quan các điểm trên lòng hồ
(mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 lượt
khách tới tham quan, trải nghiệm). Nhờ đó đã giải quyết việc làm cho trên 80
lao động địa phương có điều kiện phát triển kinh
tế gia đình rõ rệt.
Tham quan mô hình phát triển du lịch cộng đồng Bản Mạ, huyện Thường Xuân. Bản Mạ nằm ngay sát bờ sông Chu hiền hòa, thơ mộng, trải
dài, vắt men theo sườn núi. Bản Mạ hiện có 57 hộ dân, với 246 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Toàn
bản có trên 30 ngôi nhà sàn cổ, có 7 hộ duy trì được nghề truyền thống như
thêu, dệt thổ cẩm và đan lát. Từ một bản nghèo, đến nay, Bản Mạ
trở thành điểm du lịch thu hút mỗi năm
hàng nghìn lượt khách đến tham quan, trải
nghiệm.
Vân Anh